Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Thiên 1 - Chương 3 - Phẩm 2 - Bài 7: Không phóng dật


Thiên 1 - Chương 3 - Phẩm 2 - Bài 7Không phóng dật

Bài giảng

https://www.youtube.com/watch?v=QipWq9_dzmY&list=UUs3p0wcqARfSxrSP10gjXEw
http://www.mediafire.com/listen/ahjazcksbbuvdua/2014-08-28-S.3.14%2C15%2C16%2C17%2C18%2C19%2C20-ChienTranh%2CChienTranh%2CNguoiConGai%2CKhongPhongDat%2CKhongCon%2CKhongCoCon.mp3 

Chánh văn tiếng Việt

VII. Không Phóng Dật (S.i,86)
1) Ở tại Sàvatthi.
2)... Ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có một pháp nào có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?
3) -- Thưa Ðại vương, có một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.
4) -- Bạch Thế Tôn, pháp ấy là gì, có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?
5) -- Bất phóng dật, thưa Ðại vương, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau. Thưa Ðại vương, cũng như con voi, trong tất cả loài hữu tình có chân, tóm thâu tất cả đặc tướng của chân trong bàn chân của nó; và bàn chân của voi được xem là đệ nhất về phương diện to lớn trong tất cả loại chân. Cũng vậy, thưa Ðại vương, bất phóng dật là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.
6)

Ai ước nguyện tuổi thọ,

Không bệnh, có diệu sắc,

Ðược sanh lên Thiên giới,
Sanh các nhà quý tộc,
Phải liên tục tăng thượng,
Tinh tấn, không dừng nghĩ.
Người hiền triết tán thán,
Hạnh lành không phóng dật,
Ðối với những người lành,
Làm các hạnh công đức,
Người hiền không phóng dật,
Ðược cả hai lợi ích,
Lợi ích trong đời này,
Lợi ích cả đời sau.
Kẻ anh hùng được gọi,
Là bậc chơn hiền trí,
Nếu biết nắm chụp lấy,
Hạnh phúc cho chính mình.

Chánh văn Pāli

7. Appamādasuttaṃ
128. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘atthi nu kho, bhante, eko dhammo yo ubho atthe samadhiggayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañcā’’ti?
‘‘Atthi kho, mahārāja, eko dhammo yo ubho atthe samadhiggayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañcā’’ti.
‘‘Katamo pana, bhante, eko dhammo, yo ubho atthe samadhiggayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañcā’’ti?
‘‘Appamādo kho, mahārāja, eko dhammo, yo ubho atthe samadhiggayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañcāti. Seyyathāpi, mahārāja, yāni kānici jaṅgalānaṃ [jaṅgamānaṃ (sī. pī.)] pāṇānaṃ padajātāni, sabbāni tāni hatthipade samodhānaṃ gacchanti, hatthipadaṃ tesaṃ aggamakkhāyati – yadidaṃ mahantattena; evameva kho, mahārāja, appamādo eko dhammo, yo ubho atthe samadhiggayha tiṭṭhati – diṭṭhadhammikañceva atthaṃ samparāyikañcā’’ti. Idamavoca…pe…
‘‘Āyuṃ arogiyaṃ vaṇṇaṃ, saggaṃ uccākulīnataṃ;
Ratiyo patthayantena, uḷārā aparāparā.
‘‘Appamādaṃ pasaṃsanti, puññakiriyāsu paṇḍitā;
Appamatto ubho atthe, adhiggaṇhāti paṇḍito.
‘‘Diṭṭhe dhamme ca yo attho, yo cattho samparāyiko;
Atthābhisamayā dhīro, paṇḍitoti pavuccatī’’ti.

Chú giải Pāli

7. Appamādasuttavaṇṇanā
128. Sattame samadhiggayhāti samadhiggaṇhitvā, ādiyitvāti attho. Appamādoti kārāpakaappamādo. Samodhānanti samavadhānaṃ upakkhepaṃ. Evameva khoti hatthipadaṃ viya hi kārāpakaappamādo, sesapadajātāni viya avasesā catubhūmakā kusaladhammā. Te hatthipade sesapadāni viya appamāde samodhānaṃ gacchanti, appamādassa anto parivattanti. Yathā ca hatthipadaṃ sesapadānaṃ aggaṃ seṭṭhaṃ, evaṃ appamādo sesadhammānanti dasseti. Mahaggatalokuttaradhammānampi hesa paṭilābhakaṭṭhena lokiyopi samāno aggova hoti.
Appamādaṃ pasaṃsantīti ‘‘etāni āyuādīni patthayantena appamādova kātabbo’’ti appamādameva pasaṃsanti. Yasmā vā puññakiriyāsu paṇḍitā appamādaṃ pasaṃsanti, tasmā āyuādīni patthayantena appamādova kātabboti attho. Atthābhisamayāti atthapaṭilābhā. Sattamaṃ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét