Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 1: Khổ Hạnh Và Nghiệp


Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 1: Khổ Hạnh Và Nghiệp

Bài giảng


Chánh văn tiếng Việt

[04] Chương IV

Tương Ưng Ác Ma

-ooOoo-
I. Phẩm Thứ Nhất
I. Khổ Hạnh Và Nghiệp (S.i,103)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà bên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài vừa giác ngộ.
2) Rồi Thế Tôn trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật sự Ta được giải thoát khỏi khổ hạnh ấy. Tốt lành thay, thật sự Ta được giải thoát khỏi khổ hạnh không liên hệ đến lợi ích ấy! Tốt lành thay, Ta kiên trì, chánh niệm, chứng đạt Bồ-đề!"
3) Rồi Ác ma với tâm tư của mình biết được tâm tư của Thế Tôn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên bài kệ này với Thế Tôn:

Từ bỏ pháp khổ hạnh,
Giúp thanh niên trong sạch,
Không tịnh, nghĩ mình tịnh,
Ði ngược thanh tịnh đạo.
4) Rồi Thế Tôn, biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:

Biết được pháp khổ hạnh,
Ðược xem là bất tử,
Pháp ấy không lợi ích,
Không đem lợi ích nào,
Như chèo và bánh lái,
Chiếc thuyền trên đất cạn.
Giới, định và trí tuệ,
Con đường hướng chánh giác.
Ta tu tập hạnh ấy,
Ðạt được tối thắng tịnh,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông bị bại trận rồi.

5) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.

Chánh văn Pāli

4. Mārasaṃyuttaṃ
1. Paṭhamavaggo
1. Tapokammasuttaṃ
137. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhamūle paṭhamābhisambuddho. Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘‘mutto vatamhi tāya dukkarakārikāya. Sādhu mutto vatamhi tāya anatthasaṃhitāya dukkarakārikāya. Sādhu vatamhi mutto bodhiṃ samajjhaga’’nti [sādhu ṭhito sato bodhiṃ samajjheganti (sī. pī.), sādhu vatamhi satto bodhisamajjhagūti (syā. kaṃ.)].
Atha kho māro pāpimā bhagavato cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Tapokammā apakkamma, yena na sujjhanti māṇavā;
Asuddho maññasi suddho, suddhimaggā aparaddho’’ [suddhimaggamaparaddho (sī. syā. kaṃ. pī.)] ti.
Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –
‘‘Anatthasaṃhitaṃ ñatvā, yaṃ kiñci amaraṃ tapaṃ [aparaṃ tapaṃ (ka.)];
Sabbaṃ natthāvahaṃ hoti, phiyārittaṃva dhammani [vammani (sī.), dhammaniṃ (pī.), jammaniṃ (ka.) etthāyaṃ dhammasaddo sakkate dhanvanaṃ-saddena sadiso maruvācakoti veditabbo, yathā daḷhadhammātipadaṃ].
‘‘Sīlaṃ samādhi paññañca, maggaṃ bodhāya bhāvayaṃ;
Pattosmi paramaṃ suddhiṃ, nihato tvamasi antakā’’ti.
Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti, dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Chú giải Pāli

4. Mārasaṃyuttaṃ
1. Paṭhamavaggo
1. Tapokammasuttavaṇṇanā
137. Mārasaṃyuttassa paṭhame uruvelāyaṃ viharatīti paṭividdhasabbaññutaññāṇo uruvelagāmaṃ upanissāya viharati. Paṭhamābhisambuddhoti abhisambuddho hutvā paṭhamaṃ antosattāhasmiṃyeva.Dukkarakārikāyāti chabbassāni katāya dukkarakārikāya. Māro pāpimāti attano visayaṃ atikkamituṃ paṭipanne satte māretīti māro. Pāpe niyojeti, sayaṃ vā pāpe niyuttoti pāpimā. Aññānipissa kaṇho, adhipati, vasavattī, antako, namuci, pamattabandhūtiādīni bahūni nāmāni, idha pana nāmadvayameva gahitaṃ. Upasaṅkamīti – ‘‘ayaṃ samaṇo gotamo ‘muttosmī’ti maññati, amuttabhāvamassa kathessāmī’’ti cintetvā upasaṅkami.
Tapokammā apakkammāti tapokammato apakkamitvā. Aparaddhoti ‘‘dūre tvaṃ suddhimaggā’’ti vadati. Amaraṃ tapanti amaratapaṃ amarabhāvatthāya kataṃ lūkhatapaṃ, attakilamathānuyogo.Sabbānatthāvahaṃ hotīti, ‘‘sabbaṃ tapaṃ mayhaṃ atthāvahaṃ na bhavatī’’ti ñatvā. Phiyārittaṃva dhammanīti araññe thale phiyārittaṃ viya. Idaṃ vuttaṃ hoti – yathā araññe thale nāvaṃ ṭhapetvā bhaṇḍassa pūretvā mahājanā abhirūhitvā phiyārittaṃ gahetvā saṃkaḍḍheyyuṃ ceva uppīleyyuṃ ca, so mahājanassa vāyāmo ekaṅguladvaṅgulamattampi nāvāya gamanaṃ asādhento niratthako bhaveyya na anatthāvaho, evameva ahaṃ ‘sabbaṃ amaraṃ tapaṃ anatthāvahaṃ hotī’ti ñatvā vissajjesinti.
Idāni taṃ amaraṃ tapaṃ pahāya yena maggena buddho jāto, taṃ dassento sīlantiādimāha . Tattha sīlanti vacanena sammāvācākammantājīvā gahitā, samādhinā sammāvāyāmasatisamādhayo, paññāyasammādiṭṭhisaṅkappā. Maggaṃ bodhāya bhāvayanti imaṃ aṭṭhaṅgikameva ariyamaggaṃ bodhatthāya bhāvayanto. Ettha ca bodhāyāti maggatthāya. Yathā hi yāgutthāya yāgumeva pacanti, pūvatthāya pūvameva pacanti, na aññaṃ kiñci karonti, evaṃ maggameva maggatthāya bhāveti. Tenāha ‘‘maggaṃ bodhāya bhāvaya’’nti. Paramaṃ suddhinti arahattaṃ. Nihatoti tvaṃ mayā nihato parājito. Paṭhamaṃ.

Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 2: Con voi


Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 2Con voi

Bài giảng


Chánh văn tiếng Việt

II. Con Voi (S.i,103)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelà, bên bờ sông Neranjarà, dưới cây Nigrodha Ajapàla, khi Ngài mới giác ngộ. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, trong bóng đêm tối, và trời đang mưa từng hột một.
2) Rồi Ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền biến hình thành con voi chúa to lớn và đi đến Thế Tôn.
3) Và đầu con voi ví như hòn đá đen lớn (aritthako), ngà của nó ví như bạc trắng tinh, vòi của nó ví như đầu cái cày lớn.
4) Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:

Ông luân hồi dài dài,
Hình thức tịnh, bất tịnh.
Thôi vừa rồi, Ác ma,
Ông đã bị bại trận.
5) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn biết ta, Thiện Thệ biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.

Chánh văn Pāli

2. Hatthirājavaṇṇasuttaṃ
138. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhamūle paṭhamābhisambuddho . Tena kho pana samayena bhagavā rattandhakāratimisāyaṃ abbhokāse nisinno hoti, devo ca ekamekaṃ phusāyati. Atha kho māro pāpimā bhagavato bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo mahantaṃ hatthirājavaṇṇaṃ abhinimminitvā yena bhagavā tenupasaṅkami. Seyyathāpi nāma mahāariṭṭhako maṇi, evamassa sīsaṃ hoti. Seyyathāpi nāma suddhaṃ rūpiyaṃ, evamassa dantā honti. Seyyathāpi nāma mahatī naṅgalīsā [naṅgalasīsā (pī. ka.)], evamassa soṇḍo hoti. Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Saṃsaraṃ dīghamaddhānaṃ, vaṇṇaṃ katvā subhāsubhaṃ;
Alaṃ te tena pāpima, nihato tvamasi antakā’’ti.
Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Chú giải Pāli

2. Hatthirājavaṇṇasuttavaṇṇanā
138. Dutiye rattandhakāratimisāyanti rattiṃ andhabhāvakārake mahātame caturaṅge tamasi. Abbhokāse nisinno hotīti gandhakuṭito nikkhamitvā caṅkamanakoṭiyaṃ pāsāṇaphalake mahācīvaraṃ sīse ṭhapetvā padhānaṃ pariggaṇhamāno nisinno hoti.
Nanu ca tathāgatassa abhāvito vā maggo, appahīnā vā kilesā, appaṭividdhaṃ vā akuppaṃ, asacchikato vā nirodho natthi, kasmā evamakāsīti? Anāgate kulaputtānaṃ aṅkusatthaṃ. ‘‘Anāgate hi kulaputtā mayā gatamaggaṃ āvajjitvā abbhokāsavāsaṃ vasitabbaṃ maññamānā padhānakammaṃ karissantī’’ti sampassamāno satthā evamakāsi. Mahāti mahanto. Ariṭṭhakoti kāḷako. Maṇīti pāsāṇo. Evamassa sīsaṃ hotīti evarūpaṃ tassa kāḷavaṇṇaṃ kūṭāgārappamāṇaṃ mahāpāsāṇasadisaṃ sīsaṃ hoti.
Subhāsubhanti dīghamaddhānaṃ saṃsaranto sundarāsundaraṃ vaṇṇaṃ katvā āgatosīti vadati. Atha vā saṃsaranti saṃsaranto āgacchanto. Dīghamaddhānanti vasavattiṭṭhānato yāva uruvelāya dīghamaggaṃ, pure bodhāya vā chabbassāni dukkarakārikasamayasaṅkhātaṃ dīghakālaṃ. Vaṇṇaṃ katvā subhāsubhanti sundarañca asundarañca nānappakāraṃ vaṇṇaṃ katvā anekavāraṃ mama santikaṃ āgatosīti attho. So kira vaṇṇo nāma natthi, yena vaṇṇena māro vibhiṃsakatthāya bhagavato santikaṃ na āgatapubbo. Tena taṃ bhagavā evamāha. Alaṃ te tenāti alaṃ tuyhaṃ etena māravibhiṃsākāradassanabyāpārena. Dutiyaṃ.

Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 3: Tịnh


Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 3Tịnh

Bài giảng


Chánh văn tiếng Việt

III. Tịnh (S.i,104)
1) Trú tại Uruvelà.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, trong bóng đêm tối, và trời đang mưa từng hột một.
3) Rồi Ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền đi đến Thế Tôn.
4) Sau khi đến, hiện lên những hình tướng cao thấp, tịnh, bất tịnh, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
5) Rồi Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:

Ông luân hồi dài dài,
Hình thức tịnh, bất tịnh.
Thôi vừa rồi, Ác ma,
Ông đã bị bại trận.
Những vị thân, khẩu, ý,
Khéo hộ trì chế ngự,
Này kẻ Ác ma kia,
Những vị ấy như vậy,
Không bị Ông chi phối,
Không phải đệ tử Ông
.
6) Rồi Ác ma biết được... liền biến mất tại chỗ.

Chánh văn Pāli

3. Subhasuttaṃ
139. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhamūle paṭhamābhisambuddho. Tena kho pana samayena bhagavā rattandhakāratimisāyaṃ abbhokāse nisinno hoti, devo ca ekamekaṃ phusāyati. Atha kho māro pāpimā, bhagavato bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo, yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavato avidūre uccāvacā vaṇṇanibhā upadaṃseti, subhā ceva asubhā ca. Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –
‘‘Saṃsaraṃ dīghamaddhānaṃ, vaṇṇaṃ katvā subhāsubhaṃ;
Alaṃ te tena pāpima, nihato tvamasi antaka.
‘‘Ye ca kāyena vācāya, manasā ca susaṃvutā;
Na te māravasānugā, na te mārassa baddhagū’’ [baddhabhū (ka.), paccagū (sī. syā. kaṃ. pī.)] ti.
Atha kho māro…pe… tatthevantaradhāyīti.

Chú giải Pāli

3. Subhasuttavaṇṇanā
139. Tatiye susaṃvutāti supihitā. Na te māravasānugāti, māra, te tuyhaṃ vasānugā na honti. Na te mārassa baddhagūti te tuyhaṃ mārassa baddhacarā sissā antevāsikā na honti. Tatiyaṃ.

Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 4: Bẫy sập


Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 4Bẫy sập

Bài giảng


Chánh văn tiếng Việt

IV. Bẫy Sập (S.i,105)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Barànasi (Ba-la-nại), Isipatana (chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- "Này các Tỷ-kheo." -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn ". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
2) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, chính nhờ chánh tác ý, chính nhờ chánh tinh cần. Ta chứng đạt Vô thượng giải thoát. Ta chứng ngộ Vô thượng giải thoát. Vậy này các Tỷ-kheo, các Ông cũng phải với chánh tác ý, chánh tinh cần, chứng đạt Vô thượng giải thoát, chứng ngộ Vô thượng giải thoát.
Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên bài kệ với Thế Tôn:

Ngài còn bị trói buộc,
Trong bẫy sập của ma,
Bởi những dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ngài đang bị cột chặt,
Trong triền phược của ma.
Này vị Sa-môn kia,
Ngài chưa thoát khỏi ta.
4) (Thế Tôn):

Ta đã được giải thoát,
Khỏi bẫy sập của ma,
Thoát khỏi dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ta đã được giải thoát,
Khỏi triền phược của ma,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông đã bị bại trận.
5) Rồi Ác ma... biến mất tại chỗ.

Chánh văn Pāli

4. Paṭhamamārapāsasuttaṃ
140. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Mayhaṃ kho, bhikkhave, yoniso manasikārā yoniso sammappadhānā anuttarā vimutti anuppattā, anuttarā vimutti sacchikatā. Tumhepi, bhikkhave, yoniso manasikārā yoniso sammappadhānā anuttaraṃ vimuttiṃ anupāpuṇātha, anuttaraṃ vimuttiṃ sacchikarothā’’ti. Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Baddhosi mārapāsena, ye dibbā ye ca mānusā;
Mārabandhanabaddhosi, na me samaṇa mokkhasī’’ti.
‘‘Muttāhaṃ [muttohaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] mārapāsena, ye dibbā ye ca mānusā;
Mārabandhanamuttomhi, nihato tvamasi antakā’’ti.
Atha kho māro pāpimā…pe… tatthevantaradhāyīti.

Chú giải Pāli

4. Paṭhamamārapāsasuttavaṇṇanā
140. Catutthe yoniso manasikārāti upāyamanasikārena. Yoniso sammappadhānāti upāyavīriyena kāraṇavīriyena. Vimuttīti arahattaphalavimutti. Ajjhabhāsīti ‘‘ayaṃ attanā vīriyaṃ katvā arahattaṃ patvāpi na tussati, idāni aññesampi ‘pāpuṇāthā’ti ussāhaṃ karoti, paṭibāhessāmi na’’nti cintetvā abhāsi.
Mārapāsenāti kilesapāsena. Ye dibbā ye ca mānusāti ye dibbā kāmaguṇasaṅkhātā mānusā kāmaguṇasaṅkhātā ca mārapāsā nāma atthi, sabbehi tehi tvaṃ baddhoti vadati. Mārabandhanabaddhoti mārabandhanena baddho, mārabandhane vā baddho. Na me samaṇa mokkhasīti samaṇa tvaṃ mama visayato na muccissasi. Catutthaṃ.

Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 5: Sặp bẫy


Thiên 1 - Chương 4 - Phẩm 1 - Bài 5: Bẫy sập

Bài giảng


Chánh văn tiếng Việt

V. Bẫy Sập (S.i,105)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại) tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
2) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta đã được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, các Ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt. Họ sẽ trở thành những vị thâm hiểu Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ đi đến Uruvelà, thị trấn Senà để thuyết pháp.
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:

Ngài còn bị trói buộc,
Trong bẫy sập của ma,
Bởi những dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ngài đang bị cột chặt,
Trong triền phược của ma,
Này vị Sa-môn kia,
Ngài chưa thoát khỏi ta.
4) (Thế Tôn)
Ta đã được giải thoát,
Khỏi bẫy sập của ma,
Thoát khỏi dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ta đã được giải thoát,
Khỏi triền phược của ma,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông đã bị bại trận.

Chánh văn Pāli

5. Dutiyamārapāsasuttaṃ
141. Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Muttāhaṃ, bhikkhave, sabbapāsehi ye dibbā ye ca mānusā. Tumhepi, bhikkhave, muttā sabbapāsehi ye dibbā ye ca mānusā. Caratha, bhikkhave, cārikaṃ bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāyasukhāya devamanussānaṃ. Mā ekena dve agamittha. Desetha, bhikkhave, dhammaṃ ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāsetha. Santi sattā apparajakkhajātikā, assavanatā dhammassa parihāyanti. Bhavissanti dhammassa aññātāro. Ahampi, bhikkhave, yena uruvelā senānigamo tenupasaṅkamissāmi dhammadesanāyā’’ti. Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Baddhosi sabbapāsehi, ye dibbā ye ca mānusā;
Mahābandhanabaddhosi, na me samaṇa mokkhasī’’ti.
‘‘Muttāhaṃ sabbapāsehi, ye dibbā ye ca mānusā;
Mahābandhanamuttomhi, nihato tvamasi antakā’’ti.
Atha kho māro pāpimā…pe… tatthevantaradhāyīti.

Chú giải Pāli

5. Dutiyamārapāsasuttavaṇṇanā
141. Pañcame muttāhanti mutto ahaṃ. Purimaṃ suttaṃ antovasse vuttaṃ, idaṃ pana pavāretvā vuṭṭhavassakāle. Cārikanti anupubbagamanacārikaṃ. (Pavāretvā) divase divase yojanaparamaṃ gacchantā carathāti vadati.Mā ekena dveti ekamaggena dve janā mā agamittha. Evañhi gatesu ekasmiṃ dhammaṃ desente, ekena tuṇhībhūtena ṭhātabbaṃ hoti. Tasmā evamāha.
Ādikalyāṇanti ādimhi kalyāṇaṃ sundaraṃ bhaddakaṃ. Tathā majjhapariyosānesu. Ādimajjhapariyosānañca nāmetaṃ sāsanassa ca desanāya ca vasena duvidhaṃ. Tattha sāsanassa sīlaṃ ādi, samathavipassanāmaggā majjhaṃ, phalanibbānāni pariyosānaṃ. Sīlasamādhayo vā ādi , vipassanāmaggā majjhaṃ, phalanibbānāni pariyosānaṃ. Sīlasamādhivipassanā vā ādi, maggo majjhaṃ, phalanibbānāni pariyosānaṃ. Desanāya pana catuppadikāya gāthāya tāva paṭhamapādo ādi, dutiyatatiyā majjhaṃ, catuttho pariyosānaṃ. Pañcapadachappadānaṃ paṭhamapādo ādi, avasānapādo pariyosānaṃ, avasesā majjhaṃ. Ekānusandhikasuttassa nidānaṃ ādi, ‘‘idamavocā’’ti pariyosānaṃ, sesaṃ majjhaṃ. Anekānusandhikassa majjhe bahūpi anusandhi majjhameva, nidānaṃ ādi, ‘‘idamavocā’’ti pariyosānaṃ.
Sātthanti sātthakaṃ katvā desetha. Sabyañjananti byañjanehi ceva padehi ca paripūraṃ katvā desetha. Kevalaparipuṇṇanti sakalaparipuṇṇaṃ. Parisuddhanti nirupakkilesaṃ. Brahmacariyanti sikkhattayasaṅgahaṃ sāsanabrahmacariyaṃ. Pakāsethāti āvikarotha.
Apparajakkhajātikāti paññācakkhumhi appakilesarajasabhāvā, dukūlasāṇiyā paṭicchannā viya catuppadikagāthāpariyosāne arahattaṃ pattuṃ samatthā santīti attho. Assavanatāti assavanatāya. Parihāyantīti alābhaparihāniyā dhammato parihāyanti. Senānigamoti paṭhamakappikānaṃ senāya niviṭṭhokāse patiṭṭhitagāmo, sujātāya vā pitu senānī nāma nigamo. Tenupasaṅkamissāmīti nāhaṃ tumhe uyyojetvā pariveṇādīni kāretvā upaṭṭhākādīhi paricariyamāno viharissāmi, tiṇṇaṃ pana jaṭilānaṃ aḍḍhuḍḍhāni pāṭihāriyasahassāni dassetvā dhammameva desetuṃ upasaṅkamissāmīti. Tenupasaṅkamīti, ‘‘ayaṃ samaṇo gotamo mahāyuddhaṃ vicārento viya, ‘mā ekena dve agamittha, dhammaṃ desethā’ti saṭṭhi jane uyyojeti, imasmiṃ pana ekasmimpi dhammaṃ desente mayhaṃ cittassādaṃ natthi, evaṃ bahūsu desentesu kuto bhavissati, paṭibāhāmi na’’nti cintetvā upasaṅkami. Pañcamaṃ.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Thiên 1 - Chương 3 - Phẩm 3 - Bài 5: Ví dụ hòn núi


Thiên 1 - Chương 3 - Phẩm 3 - Bài 5Ví dụ hòn núi

Bài giảng

http://www.mediafire.com/listen/wi1gr8r6r4pit8s/2014-09-02-S.3.21,22,23,24,25-Nguoi,ToMau,TheGian,VDHonNui.mp3

Chánh văn tiếng Việt

V. Ví Dụ Hòn Núi (S.i,100)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Thế Tôn nói với vua Pasenadi nước Kosala đang ngồi một bên:
-- Thưa Ðại vương, Ðại vương đi từ đâu lại?
3) -- Bạch Thế Tôn, con rất là bận rộn với những sự việc các vua chúa bận rộn. Các vua chúa Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, say đắm kiêu hãnh với vương quyền, thọ hưởng tham lam vật dục, đạt được sự an toàn quốc độ, và sống chinh phục cả vùng đất đai rộng lớn.
4) -- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ở đây, nếu có người đến với Ðại vương từ phương Ðông, một người thân tín, đáng tin cậy. Người ấy đến Ðại vương và thưa: "Tâu Ðại vương, mong Ðại vương được biết, con từ phương Ðông lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyển và chà đạp, đè bẹp tất cả loại hữu tình. Tâu Ðại vương, Ðại vương hãy làm những gì cần phải làm".
5) Rồi một người khác đến từ phương Tây... Rồi một người thứ ba đến từ phương Bắc... Rồi một người thứ tư đến từ phương Nam, thân tín đáng tin cậy. Người ấy đến Ðại vương và thưa: "Tâu Ðại vương, mong Ðại vương được biết, con từ phương Nam lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyển và chà đạp, đè bẹp lên tất cả loại hữu tình. Tâu Ðại vương, Ðại vương hãy làm những gì cần phải làm". Như vậy, thưa Ðại vương, một khủng bố lớn khởi lên cho Ðại vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời Ðại vương có thể làm được những gì?
6) -- Như vậy, bạch Thế Tôn, một khủng bố lớn khởi lên, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời con có thể làm được những gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh làm các hạnh lành, làm các công đức!
7) -- Thưa Ðại vương, Ta nói cho Ðại vương biết, Ta cáo cho Ðại vương hay. Thưa Ðại vương, già và chết đang tiến đến chinh phục Ðại vương. Khi Ðại vương bị già chết chinh phục, Ðại vương có thể làm được gì?.
8) -- Bạch Thế Tôn, khi con bị già và chết chinh phục, thời con có thể làm được gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức!
9) Bạch Thế Tôn, những sự việc như các vua chúa Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, say đắm, kiêu hãnh với vương quyền, thọ hưởng tham lam vật dục, đạt được sự an toàn quốc độ và sống chinh phục cả vùng đất đai rộng lớn cùng các trận chiến với tượng binh. Bạch Thế Tôn, các trận chiến với tượng binh không đem lại một hướng đi (gati), một điểm tựa cho các vua chúa ấy, mội khi bị già chết chinh phục.
10) Bạch Thế Tôn, những sự việc như các vua chúa Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, say đắm, kiêu hãnh với vương quyền, thọ hưởng tham lam vật dục, đạt được sự an toàn quốc độ và sống chinh phục cả một vùng đất đai rộng lớn cùng các trận chiến với mã binh...,... với xa binh..., ... với bộ binh. Bạch Thế Tôn, các trận chiến với bộ binh không đem lại một hướng đi, một điểm tựa cho các vị vua chúa ấy một khi bị già chết chinh phục.
11) Bạch Thế Tôn, trong vương quốc này có những Ðại thần tinh luyện về thần chú. Các vị này có thể với thần chú, phá tan quân địch tới tấn công. Nhưng bạch Thế Tôn, các trận chiến chú thuật không đem lại một hướng đi, một điểm tựa cho các vị vua ấy một khi bị già chết chinh phục.
12) Bạch Thế Tôn, trong vương cung này có nhiều số vàng được chứa cất trong những nhà hầm hay những lầu thượng, và với số vàng ấy chúng con có thể phá tan quân địch tấn công tài chánh. Nhưng bạch Thế Tôn, các trận chiến tài chánh không đem lại một hướng đi, một điểm tựa cho các vị vua chúa ấy một khi bị già chết chinh phục.
13) Và bạch Thế Tôn, khi con bị già chết chinh phục, thời con có thể làm được gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức!
14) -- Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Khi Ðại vương bị già chết chinh phục, Ðại vương có thể làm được gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức!
15) Thế Tôn nói như vậy...,... và bậc Ðạo Sư nói thêm:

Như núi đá rộng lớn,

Dựng đứng lên hư không,
Tiến tới tràn xung quanh,
Áp đè cả bốn phía.
Cũng vậy, già và chết
Di chuyển đến hữu tình,
Giai cấp Sát-đế-lỵ,
Bà-la-môn, Phệ-xá,
Thủ-đà, Chiên-đà-la
Kẻ đổ rác, đổ phân,
Không một ai thoát khỏi,
Tất cả bị chinh phục.
Ở đây không tượng binh,
Không xa binh, bộ binh,
Không trận chiến chú thuật,
Không trận chiến tài sản
Có thể giúp chiến thắng,
Chống với già, với chết.
Do vậy người hiền trí,
Thấy rõ phần tự lợi,
Người trí đặt tin tưởng,
Vào Phật, Pháp và Tăng.
Ai với thân, khẩu, ý,
Hành trì đúng Chánh pháp,
Ðời này được tán thán,
Ðời sau, hưởng phước trời.
-ooOoo-

Chánh văn Pāli

5. Pabbatūpamasuttaṃ
136. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ nisinnaṃ kho rājānaṃ pasenadiṃ kosalaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘handa, kuto nu tvaṃ, mahārāja, āgacchasi divā divassā’’ti? ‘‘Yāni tāni, bhante, raññaṃ khattiyānaṃ muddhāvasittānaṃ issariyamadamattānaṃ kāmagedhapariyuṭṭhitānaṃ janapadatthāvariyappattānaṃ mahantaṃ pathavimaṇḍalaṃ abhivijiya ajjhāvasantānaṃ rājakaraṇīyāni bhavanti, tesu khvāhaṃ, etarahi ussukkamāpanno’’ti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, idha te puriso āgaccheyya puratthimāya disāya saddhāyiko paccayiko. So taṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya – ‘yagghe, mahārāja, jāneyyāsi, ahaṃ āgacchāmi puratthimāya disāya. Tatthaddasaṃ mahantaṃ pabbataṃ abbhasamaṃ sabbe pāṇe nippothento āgacchati. Yaṃ te, mahārāja, karaṇīyaṃ, taṃ karohī’ti. Atha dutiyo puriso āgaccheyya pacchimāya disāya…pe… atha tatiyo puriso āgaccheyya uttarāya disāya…pe… atha catuttho puriso āgaccheyya dakkhiṇāya disāya saddhāyiko paccayiko. So taṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya – ‘yagghe mahārāja, jāneyyāsi, ahaṃ āgacchāmi dakkhiṇāya disāya. Tatthaddasaṃ mahantaṃ pabbataṃ abbhasamaṃ sabbe pāṇe nippothento āgacchati. Yaṃ te, mahārāja, karaṇīyaṃ taṃ karohī’ti. Evarūpe te, mahārāja, mahati mahabbhaye samuppanne dāruṇe manussakkhaye [manussakāye (ka.)] dullabhe manussatte kimassa karaṇīya’’nti?
‘‘Evarūpe me, bhante, mahati mahabbhaye samuppanne dāruṇe manussakkhaye dullabhe manussatte kimassa karaṇīyaṃ aññatra dhammacariyāya aññatra samacariyāya aññatra kusalakiriyāya aññatra puññakiriyāyā’’ti?
‘‘Ārocemi kho te, mahārāja, paṭivedemi kho te, mahārāja, adhivattati kho taṃ, mahārāja, jarāmaraṇaṃ. Adhivattamāne ce te, mahārāja, jarāmaraṇe kimassa karaṇīya’’nti? ‘‘Adhivattamāne ca me, bhante, jarāmaraṇe kimassa karaṇīyaṃ aññatra dhammacariyāya samacariyāya kusalakiriyāya puññakiriyāya? Yāni tāni, bhante, raññaṃ khattiyānaṃ muddhāvasittānaṃ issariyamadamattānaṃ kāmagedhapariyuṭṭhitānaṃ janapadatthāvariyappattānaṃ mahantaṃ pathavimaṇḍalaṃ abhivijiya ajjhāvasantānaṃ hatthiyuddhāni bhavanti; tesampi, bhante, hatthiyuddhānaṃ natthi gati natthi visayo adhivattamāne jarāmaraṇe. Yānipi tāni, bhante, raññaṃ khattiyānaṃ muddhāvasittānaṃ…pe… ajjhāvasantānaṃ assayuddhāni bhavanti…pe… rathayuddhāni bhavanti …pe… pattiyuddhāni bhavanti; tesampi , bhante, pattiyuddhānaṃ natthi gati natthi visayo adhivattamāne jarāmaraṇe. Santi kho pana, bhante, imasmiṃ rājakule mantino mahāmattā, ye pahonti [yesaṃ honti (ka.)] āgate paccatthike mantehi bhedayituṃ. Tesampi, bhante, mantayuddhānaṃ natthi gati natthi visayo adhivattamāne jarāmaraṇe. Saṃvijjati kho pana, bhante, imasmiṃ rājakule pahūtaṃ hiraññasuvaṇṇaṃ bhūmigatañceva vehāsaṭṭhañca, yena mayaṃ pahoma āgate paccatthike dhanena upalāpetuṃ. Tesampi, bhante, dhanayuddhānaṃ natthi gati natthi visayo adhivattamāne jarāmaraṇe. Adhivattamāne ca me, bhante, jarāmaraṇe kimassa karaṇīyaṃ aññatra dhammacariyāya samacariyāya kusalakiriyāya puññakiriyāyā’’ti?
‘‘Evametaṃ, mahārāja, evametaṃ, mahārāja! Adhivattamāne jarāmaraṇe kimassa karaṇīyaṃ aññatra dhammacariyāya samacariyāya kusalakiriyāya puññakiriyāyā’’ti? Idamavoca bhagavā…pe… satthā –
‘‘Yathāpi selā vipulā, nabhaṃ āhacca pabbatā;
Samantānupariyāyeyyuṃ, nippothento catuddisā.
‘‘Evaṃ jarā ca maccu ca, adhivattanti pāṇine [pāṇino (sī. syā. kaṃ. pī.)];
Khattiye brāhmaṇe vesse, sudde caṇḍālapukkuse;
Na kiñci [na kañci (?)] parivajjeti, sabbamevābhimaddati.
‘‘Na tattha hatthīnaṃ bhūmi, na rathānaṃ na pattiyā;
Na cāpi mantayuddhena, sakkā jetuṃ dhanena vā.
‘‘Tasmā hi paṇḍito poso, sampassaṃ atthamattano;
Buddhe dhamme ca saṅghe ca, dhīro saddhaṃ nivesaye.
‘‘Yo dhammaṃ cari [dhammacārī (sī. syā. kaṃ. pī.)] kāyena, vācāya uda cetasā;
Idheva naṃ pasaṃsanti, pecca sagge pamodatī’’ti.
Tatiyo vaggo.

Chú giải Pāli

5. Pabbatūpamasuttavaṇṇanā
136. Pañcame muddhāvasittānanti khattiyābhisekena muddhani avasittānaṃ katābhisekānaṃ. Kāmagedhapariyuṭṭhitānanti kāmesu gedhena pariyuṭṭhitānaṃ abhibhūtānaṃ. Janapadatthāvariyappattānantijanapade thirabhāvappattānaṃ. Rājakaraṇīyānīti rājakammāni rājūhi kattabbakiccāni. Tesu khvāhanti tesu ahaṃ. Usukkamāpannoti byāpāraṃ āpanno. Esa kira rājā divasassa tikkhattuṃ bhagavato upaṭṭhānaṃ gacchati, antarāgamanāni bahūnipi honti. Tassa nibaddhaṃ gacchato balakāyo mahāpi hoti appopi. Athekadivasaṃ pañcasatā corā cintayiṃsu – ‘‘ayaṃ rājā avelāya appena balena samaṇassa gotamassa upaṭṭhānaṃ gacchati, antarāmagge naṃ gahetvā rajjaṃ gaṇhissāmā’’ti. Te andhavane nilīyiṃsu. Rājāno ca nāma mahāpuññā honti. Atha tesaṃyeva abbhantarato eko puriso nikkhamitvā rañño ārocesi. Rājā mahantaṃ balakāyaṃ ādāya andhavanaṃ parivāretvā te sabbe gahetvā andhavanato yāva nagaradvārā maggassa ubhosu passesu yathā aññamaññaṃ cakkhunā cakkhuṃ upanibandhitvā olokenti, evaṃ āsannāni sūlāni ropāpetvā sūlesu uttāsesi. Idaṃ sandhāya evamāha.
Atha satthā cintesi – ‘‘sacāhaṃ vakkhāmi, ‘mahārāja, mādise nāma sammāsambuddhe dhuravihāre vasante tayā evarūpaṃ dāruṇaṃ kammaṃ kataṃ, ayuttaṃ te kata’nti, athāyaṃ rājā maṅku hutvā santhambhituṃ na sakkuṇeyya, pariyāyena dhammaṃ kathentasseva me sallakkhessatī’’ti dhammadesanaṃ ārabhanto taṃ kiṃ maññasītiādimāha. Tattha saddhāyikoti saddhātabbo, yassa tvaṃ vacanaṃ saddahasīti attho. Paccayikoti tasseva vevacanaṃ, yassa vacanaṃ pattiyāyasīti attho. Abbhasamanti ākāsasamaṃ. Nippothento āgacchatīti pathavitalato yāva akaniṭṭhabrahmalokā sabbe satte saṇhakaraṇīyaṃ tiṇacuṇṇaṃ viya karonto pisanto āgacchati.
Aññatra dhammacariyāyāti ṭhapetvā dhammacariyaṃ aññaṃ kātabbaṃ natthi, dasakusalakammapathasaṅkhātā dhammacariyāva kattabbā, bhanteti – samacariyādīni tasseva vevacanāni. Ārocemīti ācikkhāmi.Paṭivedayāmīti jānāpemi. Adhivattatīti ajjhottharati. Hatthiyuddhānīti nāḷāgirisadise hemakappane nāge abhiruyha yujjhitabbayuddhāni. Gatīti nipphatti. Visayoti okāso, samatthabhāvo vā. Na hi sakkā tehi jarāmaraṇaṃ paṭibāhituṃ Mantino mahāmattāti mantasampannā mahosadhavidhurapaṇḍitādisadisā mahāamaccā. Bhūmigatanti mahālohakumbhiyo pūretvā bhūmiyaṃ ṭhapitaṃ. Vehāsaṭṭhanti cammapasibbake pūretvā tulāsaṅghāṭādīsu laggetvā ceva niyyuhādīsu ca pūretvā ṭhapitaṃ. Upalāpetunti aññamaññaṃ bhindituṃ. Yathā dve janā ekena maggena na gacchanti evaṃ kātuṃ.
Nabhaṃ āhaccāti ākāsaṃ pūretvā. Evaṃ jarā ca maccu cāti idha dveyeva pabbatā gahitā, rājovāde pana ‘‘jarā āgacchati sabbayobbanaṃ vilumpamānā’’ti evaṃ jarā maraṇaṃ byādhi vipattīti cattāropete āgatāva.Tasmāti yasmā hatthiyuddhādīhi jarāmaraṇaṃ jinituṃ na sakkā, tasmā. Saddhaṃ nivesayeti saddhaṃ niveseyya, patiṭṭhāpeyyāti. Pañcamaṃ.
Tatiyo vaggo.
Iti sāratthappakāsiniyā
Saṃyuttanikāya-aṭṭhakathāya
Kosalasaṃyuttavaṇṇanā niṭṭhitā.