Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Thiên 1 - Chương 3 - Phẩm 3 - Bài 1: Người


Thiên 1 - Chương 3 - Phẩm 3 - Bài 1Người

Bài giảng

https://www.youtube.com/watch?v=ePNXOlP_PlM
http://www.mediafire.com/listen/wi1gr8r6r4pit8s/2014-09-02-S.3.21,22,23,24,25-Nguoi,ToMau,TheGian,VDHonNui.mp3 

Chánh văn tiếng Việt

III Phẩm Thứ Ba
I. Người (S.i,93)
1) Ở tại Sàvatthi.
2) Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với vua Pasenadi nước Kosala đang ngồi một bên:
-- Thưa Ðại vương, có bốn loại người này có mặt, hiện diện ở đời.
3) Thế nào là bốn? Sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối, sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng, sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối, sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng. (Xem A ii, 85; Tăng II 85).
4) Thưa Ðại vương, và thế nào là người sống trong bóng tối hướng đến bóng tối? Ở đây, thưa Ðại vương, có một số người sanh trong gia đình hạ tiện, gia đình kẻ chiên-đà-la hay gia đình người đan rổ, hay gia đình người làm bẫy sập, hay gia đình người làm xe, hay gia đình người đổ rác nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó kiếm đồ ăn mặc, và người ấy xấu xí khó nhìn, còm lưng, nhiều bệnh, mù lòa, quẹo tay, bại chân, hay nửa thân tê liệt. Người ấy không nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, không nhận được chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc. Người ấy thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thưa Ðại vương, ví như một người đi từ tối tăm này đến tối tăm khác, hay đi từ hắc ám này đến hắc ám khác, hay từ vết máu đỏ này đến vết máu đỏ khác. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối.
5) Và thưa Ðại vương, thế nào là người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng? Ở đây, thưa Ðại vương, có một số người sanh trong gia đình hạ tiện, gia đình kẻ chiên-đà-la, hay gia đình người đan rổ, hay gia đình người làm bẫy sập, hay gia đình người làm xe, hay gia đình người đổ rác, nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó kiếm đồ ăn mặc. Và người ấy xấu xí, khó nhìn, còm lưng, nhiều bệnh, mù lòa, quẹo tay, bại chân hay nửa thân tê liệt. Người ấy không nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, không nhận được chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc. Người ấy thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Do thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, sau khi thân hoại mạng chung người ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Thưa Ðại vương, ví như một người từ đất leo lên kiệu, hay từ kiệu leo lên lưng ngựa, hay từ lưng ngựa leo lên thân voi, hay từ thân voi leo lên lầu. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng.
6) Và thưa Ðại vương, thế nào là người sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối? Ở đây, thưa Ðại vương, có số người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú, hay trong gia đình Bà-la-môn đại phú, hay trong gia đình gia chủ đại phú, phú hào có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản vật dụng, nhiều tiền của, ngũ cốc. Người ấy đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, mỹ miều. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ví như, thưa Ðại vương, một người từ lầu leo xuống thân voi, hay từ thân voi leo xuống lưng ngựa, hay từ lưng ngựa leo xuống chiếc kiệu, hay từ chiếc kiệu leo xuống đất, hay từ đất leo xuống lòng đất tối tăm. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối.
7) Và thưa Ðại vương, thế nào là người sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng? Ở đây, thưa Ðại vương, có người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ đại phú, hay trong gia đình Bà-la-môn đại phú, hay trong gia đình gia chủ đại phú, phú hào, có tiền của lớn, có tài sản lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Và người ấy đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, mỹ miều. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Do thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, người ấy khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ví như, thưa Ðại vương, một người từ chiếc kiệu này bước qua chiếc kiệu khác, hay từ lưng ngựa này bước qua lưng ngựa khác, hay từ thân voi này bước qua thân voi khác, hay từ lầu này bước qua lầu khác. Thưa Ðại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Ðại vương, như vậy là người sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.
8) Thưa Ðại vương, những người như vậy có mặt, hiện diện trong đời.
9) Thưa Ðại vương, người nghèo đói bất tín và xan tham :

Keo kiết, ác tư duy,

Tà kiến, thiếu lễ nghĩa,

Nhiếc mắng và mạ lỵ
Sa-môn, Bà-la-môn,
Cùng các khất sĩ khác;
Không cho, làm phiền nhiễu,
Ngăn chận sự bố thí,
Cơm nước cho người xin;
Ðại vương, người như vậy,
Khi thân hoại mạng chung,
Sanh địa ngục hãi hùng.
Ôi Nhân chủ, người vậy,
Ðược gọi sanh bóng tối,
Và hướng đến bóng tối.
10)

Ðại vương, người nghèo đói

Có tín, không xan tham,

Bố thí, thiện tư duy,
Có chí, tâm không loạn,
Ðứng dậy và chào đón
Sa-môn, Bà-la-môn,
Cùng các khất sĩ khác,
Tu học hạnh thăng bằng;
Không ngăn sự bố thí,
Cơm nước cho người xin;
Ðại vương, người như vậy,
Khi thân hoại mạng chung,
Ðược sanh lên Thiên giới,
Ôi Nhân chủ, người vậy,
Ðược gọi sanh bóng tối,
Nhưng hướng đến ánh sáng.
11)

Ðại vương, người hào phú,

Bất tín và xan tham,

Keo kiết, ác tư duy,
Tà kiến, không lễ nghĩa,
Nhiếc mắng và mạ lỵ.
Sa-môn, Bà-la-môn,
Cùng các khất sĩ khác,
Không cho, làm phiền nhiễu,
Ngăn chận sự bố thí,
Cơm nước cho người xin.
Ðại vương, người như vậy,
Khi thân hoại mạng chung,
Phải sanh vào địa ngục.
Ôi Nhân chủ, người vậy,
Ðược gọi sanh ánh sáng,
Và hướng đến bóng tối.
12)

Ðại vương, người hào phú,

Có tín, không xan tham,

Bố thí, thiện tư duy,
Có chí, tâm không loạn.
Ðứng dậy và chào đón,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Cùng các khất sĩ khác,
Tu học hạnh hòa bình,
Không ngăn sự bố thí,
Cơm nước cho người xin.
Ðại vương, người như vậy,
Khi thân hoại mạng chung,
Ðược sanh lên Thiên giới,
Ôi Nhân chủ, người vậy,
Ðược gọi sanh ánh sáng,
Và hướng đến ánh sáng.

Chánh văn Pāli

3. Tatiyavaggo
1. Puggalasuttaṃ
132. Sāvatthinidānaṃ . Atha kho rājā pasenadi kosalo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho rājānaṃ pasenadiṃ kosalaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘cattārome, mahārāja, puggalā santo saṃvijjamānā lokasmiṃ. Katame cattāro? Tamotamaparāyano, tamojotiparāyano, jotitamaparāyano, jotijotiparāyano’’.
‘‘Kathañca, mahārāja puggalo tamotamaparāyano hoti? Idha, mahārāja, ekacco puggalo nīce kule paccājāto hoti, caṇḍālakule vā venakule [veṇakule (sī. syā. kaṃ. pī.)] vā nesādakule vā rathakārakule vā pukkusakule vā dalidde appannapānabhojane kasiravuttike , yattha kasirena ghāsacchādo labbhati. So ca hoti dubbaṇṇo duddasiko okoṭimako bavhābādho [bahvābādho (ka.)] kāṇo vā kuṇī vā khañjo vā pakkhahato vā, na lābhī annassa pānassa vatthassa yānassa mālāgandhavilepanassa seyyāvasathapadīpeyyassa. So kāyena duccaritaṃ carati, vācāya duccaritaṃ carati, manasā duccaritaṃ carati. So kāyena duccaritaṃ caritvā vācāya duccaritaṃ caritvā manasā duccaritaṃ caritvā, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati.
‘‘Seyyathāpi, mahārāja , puriso andhakārā vā andhakāraṃ gaccheyya, tamā vā tamaṃ gaccheyya, lohitamalā vā lohitamalaṃ gaccheyya. Tathūpamāhaṃ, mahārāja, imaṃ puggalaṃ vadāmi. Evaṃ kho, mahārāja, puggalo tamotamaparāyano hoti.
‘‘Kathañca, mahārāja, puggalo tamojotiparāyano hoti? Idha, mahārāja, ekacco puggalo nīce kule paccājāto hoti, caṇḍālakule vā venakule vā nesādakule vā rathakārakule vā pukkusakule vā dalidde appannapānabhojane kasiravuttike, yattha kasirena ghāsacchādo labbhati. So ca kho hoti dubbaṇṇo duddasiko okoṭimako bavhābādho, kāṇo vā kuṇī vā khañjo vā pakkhahato vā, na lābhī annassa pānassa vatthassa yānassa mālāgandhavilepanassa seyyāvasathapadīpeyyassa. So kāyena sucaritaṃ carati, vācāya sucaritaṃ carati, manasā sucaritaṃ carati. So kāyena sucaritaṃ caritvā vācāya sucaritaṃ caritvā manasā sucaritaṃ caritvā, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati.
‘‘Seyyathāpi, mahārāja, puriso pathaviyā vā pallaṅkaṃ āroheyya, pallaṅkā vā assapiṭṭhiṃ āroheyya, assapiṭṭhiyā vā hatthikkhandhaṃ āroheyya, hatthikkhandhā vā pāsādaṃ āroheyya. Tathūpamāhaṃ, mahārāja, imaṃ puggalaṃ vadāmi. Evaṃ kho, mahārāja, puggalo tamojotiparāyano hoti.
‘‘Kathañca, mahārāja, puggalo jotitamaparāyano hoti? Idha , mahārāja, ekacco puggalo ucce kule paccājāto hoti, khattiyamahāsālakule vā brāhmaṇamahāsālakule vā gahapatimahāsālakule vā, aḍḍhe mahaddhane mahābhoge pahūtajātarūparajate pahūtavittūpakaraṇe pahūtadhanadhaññe. So ca hoti abhirūpo dassanīyo pāsādiko, paramāya vaṇṇapokkharatāya samannāgato, lābhī annassa pānassa vatthassa yānassa mālāgandhavilepanassa seyyāvasathapadīpeyyassa. So kāyena duccaritaṃ carati, vācāya duccaritaṃ carati, manasā duccaritaṃ carati. So kāyena duccaritaṃ caritvā vācāya duccaritaṃ caritvā manasā duccaritaṃ caritvā, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati.
‘‘Seyyathāpi, mahārāja, puriso pāsādā vā hatthikkhandhaṃ oroheyya, hatthikkhandhā vā assapiṭṭhiṃ oroheyya, assapiṭṭhiyā vā pallaṅkaṃ oroheyya, pallaṅkā vā pathaviṃ oroheyya, pathaviyā vā andhakāraṃ paviseyya. Tathūpamāhaṃ, mahārāja, imaṃ puggalaṃ vadāmi. Evaṃ kho, mahārāja, puggalo jotitamaparāyano hoti.
‘‘Kathañca, mahārāja, puggalo jotijotiparāyano hoti? Idha, mahārāja, ekacco puggalo ucce kule paccājāto hoti, khattiyamahāsālakule vā brāhmaṇamahāsālakule vā gahapatimahāsālakule vā, aḍḍhe mahaddhane mahābhoge pahūtajātarūparajate pahūtavittūpakaraṇe pahūtadhanadhaññe. So ca hoti abhirūpo dassanīyo pāsādiko, paramāya vaṇṇapokkharatāya samannāgato , lābhī annassa pānassa vatthassa yānassa mālāgandhavilepanassa seyyāvasathapadīpeyyassa. So kāyena sucaritaṃ carati, vācāya sucaritaṃ carati, manasā sucaritaṃ carati. So kāyena sucaritaṃ caritvā vācāya sucaritaṃ caritvā manasā sucaritaṃ caritvā, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati.
‘‘Seyyathāpi, mahārāja, puriso pallaṅkā vā pallaṅkaṃ saṅkameyya, assapiṭṭhiyā vā assapiṭṭhiṃ saṅkameyya, hatthikkhandhā vā hatthikkhandhaṃ saṅkameyya, pāsādā vā pāsādaṃ saṅkameyya. Tathūpamāhaṃ, mahārāja, imaṃ puggalaṃ vadāmi. Evaṃ kho, mahārāja, puggalo jotijotiparāyano hoti. Ime kho, mahārāja, cattāro puggalā santo saṃvijjamānā lokasmi’’nti. Idamavoca…pe…
‘‘Daliddo puriso rāja, assaddho hoti maccharī;
Kadariyo pāpasaṅkappo, micchādiṭṭhi anādaro.
‘‘Samaṇe brāhmaṇe vāpi, aññe vāpi vanibbake;
Akkosati paribhāsati, natthiko hoti rosako.
‘‘Dadamānaṃ nivāreti, yācamānāna bhojanaṃ;
Tādiso puriso rāja, mīyamāno janādhipa;
Upeti nirayaṃ ghoraṃ, tamotamaparāyano.
‘‘Daliddo puriso rāja, saddho hoti amaccharī;
Dadāti seṭṭhasaṅkappo, abyaggamanaso naro.
‘‘Samaṇe brāhmaṇe vāpi, aññe vāpi vanibbake;
Uṭṭhāya abhivādeti, samacariyāya sikkhati.
‘‘Dadamānaṃ na vāreti [na nivāreti (sī.)], yācamānāna bhojanaṃ;
Tādiso puriso rāja, mīyamāno janādhipa;
Upeti tidivaṃ ṭhānaṃ, tamojotiparāyano.
‘‘Aḍḍho ce [aḍḍho ve (pī. ka.)] puriso rāja, assaddho hoti maccharī;
Kadariyo pāpasaṅkappo, micchādiṭṭhi anādaro.
‘‘Samaṇe brāhmaṇe vāpi, aññe vāpi vanibbake;
Akkosati paribhāsati, natthiko hoti rosako.
‘‘Dadamānaṃ nivāreti, yācamānāna bhojanaṃ;
Tādiso puriso rāja, mīyamāno janādhipa;
Upeti nirayaṃ ghoraṃ, jotitamaparāyano.
‘‘Aḍḍho ce puriso rāja, saddho hoti amaccharī;
Dadāti seṭṭhasaṅkappo, abyaggamanaso naro.
‘‘Samaṇe brāhmaṇe vāpi, aññe vāpi vanibbake;
Uṭṭhāya abhivādeti, samacariyāya sikkhati.
‘‘Dadamānaṃ na vāreti, yācamānāna bhojanaṃ;
Tādiso puriso rāja, mīyamāno janādhipa;
Upeti tidivaṃ ṭhānaṃ, jotijotiparāyano’’ti.

Chú giải Pāli

3. Tatiyavaggo
1. Puggalasuttavaṇṇanā
132. Tatiyavaggassa paṭhame ‘‘nīce kule paccājāto’’tiādikena tamena yuttoti tamo. Kāyaduccaritādīhi puna nirayatamūpagamanato tamaparāyaṇo. Iti ubhayenapi khandhatamova kathito hoti. ‘‘Ucce kule paccājāto’’tiādikena jotinā yuttato joti, ālokībhūtoti vuttaṃ hoti. Kāyasucaritādīhi puna saggūpapattijotibhāvūpagamanato jotiparāyaṇo. Iminā nayena itarepi dve veditabbā.
Venakuleti vilīvakārakule. Nesādakuleti migaluddakādīnaṃ kule. Rathakārakuleti cammakārakule. Pukkusakuleti pupphachaḍḍakakule. Kasiravuttiketi dukkhavuttike. Dubbaṇṇoti paṃsupisācako viya jhāmakhāṇuvaṇṇo. Duddasikoti vijātamātuyāpi amanāpadassano Okoṭimakoti lakuṇḍako. Kāṇoti ekakkhikāṇo vā ubhayakkhikāṇo vā. Kuṇīti ekahatthakuṇī vā ubhayahatthakuṇī vā. Khañjoti ekapādakhañjo vā ubhayapādakhañjo vā. Pakkhahatoti hatapakkho pīṭhasappī. Padīpeyyassāti telakapallakādino padīpaupakaraṇassa. Evaṃ kho, mahārājāti ettha eko puggalo bahiddhā ālokaṃ adisvā mātukucchismiṃyeva kālaṃ katvā apāyesu nibbattanto sakalaṃ kappampi saṃsarati, sopi tamotamaparāyaṇova. So pana kuhakapuggalo bhaveyya. Kuhakassa hi evarūpā nibbatti hotīti vuttaṃ.
Ettha ca ‘‘nīce kule paccājāto hoti caṇḍālakule vā’’tiādīhi āgamanavipatti ceva pubbuppannapaccayavipatti ca dassitā. Daliddetiādīhi pavattapaccayavipatti. Kasiravuttiketiādīhi ājīvupāyavipatti. Dubbaṇṇotiādīhiattabhāvavipatti. Bavhābādhotiādīhi dukkhakāraṇasamāyogo. Na lābhītiādīhi sukhakāraṇavipatti ceva upabhogavipatti ca. Kāyena duccaritantiādīhi tamaparāyaṇabhāvassa kāraṇasamāyogo. Kāyassa bhedātiādīhi samparāyikatamūpagamo. Sukkapakkho vuttapaṭipakkhanayena veditabbo.
Akkosatīti dasahi akkosavatthūhi akkosati. Paribhāsatīti, ‘‘kasmā tiṭṭhatha? Kiṃ tumhehi amhākaṃ kasikammādīni katānī’’tiādīhi? Paribhavavacanehi paribhāsati. Rosakoti ghaṭṭako. Abyaggamanasoti ekaggacitto. Paṭhamaṃ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét